-
-
-
Tổng tiền thanh toán:
-
T10 True Wireless - chiếc tai nghe không dây nhỏ và nhẹ nhất thế giới
15/01/2020
Viêm họng là bệnh thường gặp ở các thầy cô ngay cả trong những ngày nắng nóng hoặc ngay giữa mùa đông giá lạnh. Sự thay đổi đột ngột của thời tiết làm cho sức đề kháng kém sẽ “không kịp trở tay” và sẽ dễ viêm họng ghé thăm. Căn bệnh này dai dẳng, dễ mắc nhưng cũng dễ phòng. Thầy cô nên tập cho mình những thói quen tốt để những triệu chứng khó chịu như đau rát họng, gặp khó khăn khi nuốt, sốt, thường xuyên nhức đầu… không có cơ hội tìm đến chúng ta nhé!
1. Ăn
Để chữa trị và phòng bệnh viêm họng, thầy cô nên tìm cách tăng sức đề kháng cơ thể bằng cách ăn những thực phẩm giàu vitamin và khoáng chất để bảo vệ niêm mạc họng như: uống trà mật ong thường xuyên giúp giảm sự đau rát cổ họng; măm nhiều hành, tỏi, gừng, chanh giúp long đờm, giảm đau, hoặc những thực phẩm giàu tiền sinh tố A và C tăng sức đề kháng….
Một số cách chữa đau họng hiệu quả bằng món ăn:
– Cắt chanh thành lát, trộn với muối hạt ngậm khi mới viêm họng.
– Ngậm quất kèm theo muối vừa giúp cổ họng được sát trùng vết thương, vừa giúp quá trình hồi phụcnhững viêm sưng được diễn ra nhanh chóng. Cách chữa viêm họng này có thể áp dụng tại nhà đem lại những tác dụng tốtn cho người bị viêm họng.
– Những ngày lạnh nên ăn cháo nóng nhiều hành, tía tô, hạt tiêu sẽ tiêu diệt được vi khuẩn vùng họng.
– Để trị ho, chữa viêm họng, nên lấy lá tía tô tươi nghiền lấy nước uống. Hoặc nấu lá tía tô với rễ cây cát cánh. Ngoài ra có thể dùng lá tía tô xanh, rễ tía tô phơi khô trong bóng râm nấu cháo với gạo nếp rang, vỏ quýt để trị ho, viêm họng.
– Nếu khản tiếng, mất tiếng dùng nước củ cải tươi giã hoặc ép lấy nước uống (cho thêm nước giá đậu xanh càng tốt). Nếu không sợ mùi tỏi thì phối hợp với tỏi cũng tốt. Ngoài ra ăn nho ta cả vỏ, uống nước quả lê sẽ hết khản giọng.
– Có thể thầy cô không tin nhưng các đồ uống nóng, kích thích như cà phê, nước gừng lại có công dụng vô cùng hiệu quả trong việc chữa viêm họng. Tính nóng của các đồ uống có thể xoa dịu vết thương ở cổ họng cực nhanh chóng và hiệu quả.
2. Uống
Tập thói quen uống nhiều nước. Chỉ nên uống nước ấm, nóng thay vì nước lạnh hoặc nước đá khi khát nhé. Nước nóng có thể giúp giảm nhẹ triệu chứng cảm lạnh. Luôn vệ sinh răng miệng sạch sẽ, súc miệng bằng nước muối cho họng sạch sẽ hàng ngày.
3. Mặc
Giữ ấm cơ thể: Nhiệt độ thấp kèm với độ ẩm cao khiến cơ thể rất dễ bị cảm lạnh dẫn đến viêm họng, viêm nhiễm các xoang. Giữ ấm cho cơ thể bằng cách mặc quần áo đủ ấm; ăn uống nóng. Cần chăm sóc trẻ chu đáo, tránh nhiễm lạnh do mưa, mặc đủ ấm, đi tất, quàng khăn giữ ấm, tránh gió lạnh…
Khi có việc ra ngoài đường, nên hạn chế tiếp xúc không khí bằng việc đeo khẩu trang, vừa có tác dụng ngăn ngừa bụi bẩn vừa có tác dụng ủ ấm cho đường hô hấp trên.
4. Nói
Nói vừa đủ nghe, tránh nói to vì sẽ rất dễ làm tổn thương họng. Vào mùa đông, tần suất hoạt động của giọng nói cũng nên được giảm xuống. Thầy cô không nên nói to, nói nhanh và nói nhiều như ở mùa hè. Với những thầy cô có tiền sử bị đau họng, có chỉ định điều trị, cần thực hiện nghiêm túc, uống thuốc theo toa, đúng phác đồ kháng sinh được kê toa, không được tự ý mua thuốc kháng sinh để điều trị vì điều trị không đúng sẽ để lại tình trạng kháng thuốc, làm cho điều trị sau này gặp nhiều khó khăn.
Với những người có công việc liên quan đến ngôn ngữ và không thể giảm tần suất hoạt động của họng (ví dụ giáo viên, hướng dẫn viên du lịch, chuyên viên marketing…) thì nên có thiết bị hỗ trợ về mặt âm thanh như loa, máy trợ giảng… Thị trường này còn khá mới tại Việt Nam với nhiều dòng sản phẩm, tuy nhiên để đảm bảo thầy cô nên chọn cho mình máy có thương hiệu và xuất xứ rõ ràng, có uy tín và tiện bảo hành, sửa chữa về sau. Những dòng máy nhỏ gọn, chất lượng âm thanh tốt, sản xuất tại những nước có nền công nghiệp phát triển như Mỹ, Nhật Bản, đặc biệt là Hàn Quốc đang được ưa chuộng tại Việt Nam.
Việc tập cho mình thói quen tốt là điều rất quan trọng. Với những kinh nghiệm chia sẻ ở trên, chúc các thầy cô sức khỏe và nói “không” với căn bệnh đau họng.
Số lượng:
Tổng tiền: