Tài Liệu hướng dẫn cách lấy hơi khi thu âm

Tài Liệu hướng dẫn cách lấy hơi khi thu âm

18/02/2017

Việc lấy hơi trước khi thu âm hoặc hát karaoke sẽ giúp cho giọng hát của bạn được đầy đặn và có năng lực hơn. Nhiều người than hơi của mình ngắn, tiếng yếu, không hát được những bài nhiều nốt cao. Nhiều ca đoàn khởi xướng không đều, phần nhiều là do chưa tập lấy hơi chủ động. Một phần lớn nguyên nhân là do không biết lấy hơi đúng cách, đúng lúc và không phải ai cũng biết lấy hơi đúng cách đúng lúc.

1: Các trường hợp lấy hơi:

  • Lấy hơi lớn:

Với cách này, người thu âm sẽ lấy hơi một cách từ từ, chậm rãi, thường áp dụng cho những bản nhạc cps dấu lặng, thường là một phách trong nhịp độ vừa.

  • Lấy hơi nhỏ:

Đây là cách lấy hơi ngắn thường khoảng 1 phách cho đến ¼ phách, cách này thường áp dụng cho cuối tiết nhạc ( giống như dấu phẩy trong bài văn)

  • Lấy hơi trộm:

Là cách lấy hơi nhanh, nhẹ và không để ai biết ( những ca sĩ chuyên nghiệp hoặc những người có kinh nghiệm mới có thể làm được theo cách này), áp dụng cho những bài hát có câu hát dài, cần bổ sung hơi nhanh mà vẫn bảo toàn ý nghĩa của lời ca. Nếu áp dụng cách lấy hơi này, bạn phải biết chọn ngắt câu và lấy hơi cho phù hợp. Trong thanh nhạc dùng dấu (v)

  • Cướp hơi:

Cách này bạn phải lấy hơi thật nhanh và mạnh, thường áp dụng cho các bài hát sôi động, hào hùng hoặc lúc chuẩn bị cho cao trào của bài hát. Đây là một kỹ xảo cao trong ca hát vì thể để có thể áp dụng cách này bạn phải tập luyện rất nhiều và công phu. 

Trong hợp ca, có những câu nhạc dài hoặc những chỗ ngân dài không được để đứt hơi, các ca viên phải nối hơi bằng cách thay nhau kẻ trước người sau lấy hơi trộm: khi tiếp tục lại, phải bè nhẹ nhàng cũng như lúc mình hết hơi vậy.

2. Lưu ý khi thu âm:

  Tuy nhiên, không phải lúc nào chúng ta cũng có thể tùy ý dùng cách lấy hơi nào cũng được để  thể hiện ca khúc nào đó.  Nếu lấy hơi không đúng cách bạn sẽ dễ bị động khi xử lý bài hát và năng lượng của bạn sẽ mau biến mất khi chưa thể hiện xong bài hát. Vì thể để thể hiện bài hát một cách tốt nhất, bạn nên lưu ý một số lưu ý khi thu âm sau đây:

  • Theo nhịp độ: Nếu bài hát mà bạn thể hiện có giai điệu nhẹ nhàng, chậm rãi hãy lấy hơi từ từ và thong thả. Còn gặp bài hát sôi nổi háy lấy hơi nhanh, nhịp nhàng theo giai điệu bài hát.
  • Theo sắc thái: Gặp những bài hát có nhiều chỗ lặng, bạn hãy lấy hơi rời, nghĩa là lấy hơi thật nhanh nhưng nén lại để chờ cho đến khoảng lặng sau để áp dụng tiếp.

3:  Các nguyên tắc lấy hơi trong khi thu âm bài hát

Để đảm bảo ý nghĩa của bài hát, ta thường dừng lại sau 1 câu đầy đủ ý nghĩa. Tuy nhiên trong một số trường hợp cũng có ngoại lệ, buộc phải ngắt câu nhiều hơn là câu văn cho phép, hoặc phải hát luôn không ngừng sau mỗi cụm từ.

Trong những trường hợp đó, bạn nên tuân theo một số nguyên tắc sau:

  • Bình thường, lấy hơi sau mỗi câu hát  hoặc chỗ bài hát ghi dấu lặng.
  • Câu hát dài cần ngắt để lấy hơi bổ sung, thì nên ngắt nơi nào có đủ nghĩa
  • Không lấy hơi vụn vặt, cứ 2,3 chữ đã ngưng để lấy hơi
  • Không lấy hơi ở giữa các từ kép như Thiên chúa, mặt trời…

Hi vọng với những chia sẻ của MCRIO sẽ giúp ích cho bạn trong việc thực hiện ước mơ ca hát của mình.

Nhằm mang lại nhiều giá trị và đồng hành cùng khách hàng. Công ty TNHH Thương mại Giải trí MCRIO đã sưu tập, chắt lọc để tổng hợp thành một bộ kiến thức, kinh nghiệm tuyệt vời về việc thu âm dành tặng những khách hàng thân thiết của công ty

Đăng ký nhận miễn phí tài liệu Thu âm chuyên nghiệp từ MCRIO >>>> Tại Đây

 

 

Tags :

Sản phẩm đã được thêm vào giỏ hàng

Số lượng:

Tổng tiền:

Sản phẩm đã được thêm vào giỏ hàng

Phí vận chuyển: Tính khi thanh toán

Tổng tiền thanh toán: